Skip to main content

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động nồi nấu phở điện chính xác

Nồi phở điện là công cụ đắc lực cho các chủ quán bún phở. Khi hỏi về cấu tạo nồi nấu phở và nguyên lý hoạt động chắc hẳn ít ai biết rõ. Sau đây, Nguyên Khôi sẽ giúp bạn giải đáp về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chiếc nồi này.

Cấu tạo nồi nấu phở điện

Thiết kế và cấu tạo của nồi phở ngày càng được cải tiến và có nhiều tính năng công nghệ giúp việc hầm xương nấu nước dùng, chế biến thực phẩm được thuận tiện và nhanh hơn.

Phân loại

Hiện nay, nồi nấu phở được chia ra làm 2 loại chính sau đây:

Nồi trong nước: Thiết kế đơn giản, mẫu mã đa dạng bắt mắt. Điểm nổi bật ở sản phẩm này chính là phần bệ đỡ với 4 chân đế bọc cao su chắc chắn, chống trơn trượt. Giá thành phải chăng, chất liệu tốt (inox 304), foam cách nhiệt dày dặn.

Nồi nhập khẩu: Thiết kế nồi nhỏ gọn, không có phần bệ đỡ. Chất liệu nồi làm bằng inox, mẫu mã khá đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu.

>>> Bảng giá 99 mẫu nồi nấu phở bằng điện hiện đại, mới nhất 2023

Phân loại nồi nấu phở bằng điện, Cấu tạo nồi nấu phở điện
Phân loại nồi nấu phở bằng điện

Cấu tạo

Cấu tạo nồi nấu phở điện bao gồm 8 bộ phận chính sau đây. Mỗi bộ phận cấu thành sẽ đảm nhiệm 1 chức năng riêng biệt.

  • Vỏ nồi

Giống như một lớp vỏ bọc bên ngoài nồi điện, thường được làm bằng chất liệu inox (Inox 304, inox 201) không han gỉ, bề mặt sáng bóng dễ dàng lau chùi. Công năng của vỏ nồi:

Giữ nhiệt, giúp nồi ổn định trong suốt quá trình đun nấu cũng như giữ ấm.

Bảo toàn các bộ phân bên trong nồi cũng như giữ an toàn cho người sư dụng.

Một trong các tính năng khác cũng không kém phần quan trọng đó chính là tăng tính thẩm mỹ, chuyên nghiệp hơn cho không gian bếp.

  • Nắp nồi

Thiết kế nắp nồi có 2 kiểu dáng:

Nắp gấp (nồi phở gia công trong nước): Thiết kế nắp nồi hình bán nguyệt, nắp rời dễ dàng nhấc ra/đóng vào. Phía trên nắp có thêm lỗ thoát hơi, giúp quá trình hầm nấu không bị đục nước và tràn ra ngoài.

Nắp nồi bán nguyệt, vung nồi
Nắp nồi bán nguyệt

Nắp tròn: Thiết kế nắp tròn với lòng nồi dễ vệ sinh lau chùi. Tuy nhiên lại dễ thoát hơi nước nhiều trong quá trình mở vung, điều này sẽ lãng phí điện năng hơn.

  • Thân nồi

Thân nồi còn giữ vai trò quan trọng bảo vệ nồi tránh khỏi sự va đập từ bên ngoài. Là bộ phận giữ nhiệt quan trọng.

Hiện nay, phân thân nồi được cải cách hiện đại hơn, thiết kế 3 lớp gồm.

Lớp trong cùng được tiếp xúc với giỏ đựng xương, thực phẩm cần nấu có tác dụng tỏa nhiệt tạo sức ấm đều cho nồi.

Lớp thứ 1 là foam cách nhiệt có nhiệm vụ quan trọng là giữ nhiệt cho nồi điện

Cuối cùng là lớp vỏ nồi – lớp ngoài cùng này cũng làm từ inox không gỉ, dễ lau chùi và chịu nhiệt tốt.

  • Mâm nhiệt (thanh nhiệt)

Để nước trong nồi nhanh sôi thì mâm nhiệt hoặc thanh nhiệt chính là bộ phận tạo nhiệt chính cho nồi điện nấu phở.

Tùy vào dung tích từng nồi mà mayso sẽ có công suất khác nhau từ 1kw, 2kw, 3kw….Nhờ vậy, nước trong nồi sẽ sôi tạo nhiệt làm chín thực phẩm cần đun nấu.

Thanh nhiệt gia nhiệt nhanh, thanh nhiệt
Thanh nhiệt gia nhiệt nhanh
  • Giỏ đựng xương (nếu có)

Đây là bộ phận trực tiếp để đựng các thực phẩm cần nấu như xương, gà vịt, rau củ…Thiết kế giỏ đựng cũng làm bằng chất liệu inox, tính chịu nhiệt tốt, không oxy hóa ở nhiệt độ cao.

Đặc biệt, giỏ đựng còn có các lỗ nhỏ li ti, giúp quá trình hầm nấu vụn xương không bị rơi ra ngoài, giúp nước dùng ngon hơn, quá trình vệ sinh nồi cũng dễ hơn.

Giỏ đựng xương nồi lớn, giỏ xương
Giỏ đựng xương nồi lớn
  • Bộ phận điều khiển

Thiết kế bộ phận điều khiển có 2 dạng: có thể gắn trực tiếp với nồi hoặc thiết kế rời.

Bộ điều khiển liền nồi: Thiết kế liên nồi bao gồm đèn báo nguồn, đèn báo hoạt động và núm điều chỉnh nhiệt độ.

Tủ điều khiển rời (hộp điều khiển): Thiết kế gắn trên tường, bao gồm công tắc nguồn, chiết áp và đèn báo hiệu.

Nhờ có bộ phận điều khiển mà quá trình sử dụng nồi dễ dàng hơn, có thể dùng rơ le để chuyển đổi chế độ từ nấu sang hầm ủ với dải nhiệt độ 30 – 110 độ C.

Bộ phận điều khiển nhiệt, núm chỉnh
Bộ phận điều khiển nhiệt
  • Quai cầm 

Phần này thiết kế ngay 2 bên hông nồi bán phở giúp người dùng dễ dàng nhấc nồi, di chuyển sang các vị trí khi cần thiết.

  • Van xả nước

Bộ phận này lắp đặt phần dưới của nồi dùng để xả nước thừa ra bên ngoài. Nhờ có van xả mà quá trình vệ sinh thiết bị trở lên dễ dàng, không mất nhiều công sức.

Van xả nước tại đáy, van xả
Van xả nước tại đáy
  • Chân đỡ

Chân đỡ thiết kế 2 dạng khác nhau:

Loại 4 chân đỡ: Thường được lắp đặt ở nồi gia công có bệ với bệ đỡ vuông chắc chắn gồm 4 chân đề bọc cao su chống trơn trượt.

Loại 3 chân đỡ: Thường được lắp đặt ở nồi không bệ với 3 chân đỡ tạo hình tam giác, giúp giữ nồi ổn định, không chênh vênh.

Nguyên lý hoạt động của nồi phở

Nguyên lý hoạt động của nồi nấu phở điện, Cấu tạo nồi nấu phở điện
Nguyên lý hoạt động của nồi nấu phở điện

Khi người dùng cấp cho nồi phở một nguồn điện, đồng thời bật chế độ nấu thì điện năng sẽ được chuyển hóa thành nhiệt năng qua mayso

Khi có nhiệt năng nồi sẽ được làm nóng lên giúp nước trong nồi được đun sôi và làm chín thực phẩm cần nấu.

Trong suốt quá trình nấu vỏ nồi sẽ có vai trò giữ nhiệt ổn đinh. Khi nước trong nồi sôi thì người dùng có thể điều chỉnh nhiệt qua rơ le nồi phở. Như vậy vừa giúp nước hầm được ngọt, không bị đục, vừa tiết kiệm điện năng.

Trên đây, Nguyên Khôi vừa chia sẽ với bạn những thông tin về cấu tạo nồi nấu phở điện. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu về sản phẩm từ đó có thể sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

0 đánh giá cho Cấu tạo và nguyên lý hoạt động nồi nấu phở điện chính xác

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá Cấu tạo và nguyên lý hoạt động nồi nấu phở điện chính xác
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Tin liên quan