11 bước cần chuẩn bị để mở tiệm bánh kem
Mở tiệm bánh kem có thể là giấc mơ của nhiều người đam mê nghệ thuật ẩm thực, muốn chia sẻ những tác phẩm của mình đến với nhiều người hơn. Tuy nhiên, trước khi làm có khi nào bạn thắc mắc “Mở tiệm bánh kem cần những gì?” Bản thân cần xem xét những yếu tố nào để đảm bảo kinh doanh tiệm bánh kem thành công? Bài viết dưới đây Điện Máy Nguyên Khôi giải đáp chi tiết đến bạn đọc.
Chuẩn bị vốn
Khi kinh doanh bất cứ 1 loại hình nào điều bạn cần làm đó là chuẩn bị vốn đầu tư. Có tiền mới có thể suy nghĩ đến những việc tiếp theo.
Dựa trên kinh nghiệm những người đã mở cửa hàng bánh kem, bạn sẽ cần số vốn từ 50.000.000 – 100.000VNĐ với quy mô cửa hàng nhỏ. Còn đối với cửa hàng lớn số vốn từ 200.000.000 – 250.000.000VNĐ.
Theo đó, bạn cần chi trả cho các khoản phí bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí thiết kế và trang trí quán
- Chi phí các trang thiết bị cần thiết: Máy trộn kem, tủ bánh kem, lò nướng,…
- Các chi phí duy trì hoạt động: Điện nước, điều hòa, lương cho nhân viên,…
- Các loại phí khác: Phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí làm marketing, chi phí mua nguyên liệu,…
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị cả chi phí dự trù cho quán trường hợp thời gian đầu tiệm ít khách, không có lãi nhưng vẫn phải chi trả các khoản phí trên. Duy trì từ 3 – 4 tháng, dần dần cửa hàng đi vào hoạt động ổn định.
Nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng
Có rất nhiều người đã chủ quan và bỏ qua việc nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng. Đây được xem là yếu tố then chốt quyết định những việc bạn thực hiện cho sau này như làm các loại bánh, trang trí cửa hàng,… cho phù hợp.
Để mở quán thành công bạn cần hiểu rõ khách hàng hướng đến. Nhìn chung có thể phân thành 3 nhóm khách hàng chính như sau:
- Giới trẻ và những người có thu nhập ổn định.
- Những người ăn kiêng, béo phì.
- Du khách nước ngoài.
Khi xác định được đối tượng bạn sẽ định hướng rõ bước đi tiếp theo biết mở quán bánh kem cần những gì. Bởi mỗi nhóm khách có đặc điểm riêng biệt,
Chẳng hạn đối tượng bạn hướng đến là giới trẻ thì phong cách cửa hàng bạn nên trang trí lạ mắt, phong phú các loại bánh. Bạn có thể kết hợp bán các loại đồ uống như trà sữa, nước ngọt. Còn đối tượng nhóm ăn kiêng, bạn nên xây thực đơn với các loại bánh ít đường.
Chọn địa điểm kinh doanh
Xác định được đối tượng bạn hướng đến, đảm bảo nguồn vốn việc tiếp theo bạn cần suy nghĩ đến đó là tìm mặt bằng thuê tiệm bánh kem. Địa điểm là yếu tố quyết định lượng khách đến với cửa hàng của bạn hàng ngày.
Bạn nên chọn vị trí gần các trường học, tòa văn phòng hay chỗ đông dân cư. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét đến diện tích, không gian để thiết kế quán sao cho hợp lí nhất.
Lưu ý: Không nên chọn địa điểm hẻo lánh, ít người qua lại.
Tìm và lựa chọn nguồn nguyên liệu
Mở tiệm bánh kem cần những gì? Câu trả lời là tìm và lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng chính là yếu tố để thu hút và giữ chân khách hàng. Bánh ngon không chỉ phụ thuộc vào tay nghề của người làm mà ở chính nguồn nguyên liệu (bột, kem, sữa, hương liệu,…).
Do đó, bạn cần tìm được nguồn nguyên liệu làm bánh đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lơi khuyên cho bạn về việc tìm nguồn cung cấp nguyên liệu là tham khảo ý kiến của những người đã có kinh nghiệm về mối nhập nguyên liệu chất lượng.
Nhân lực
Con người là yếu tố đảm bảo tiệm vận hành đúng như kế hoạch. Tùy vào hình thức hoạt động mà bạn có thể chọn loại hình thuê bán thời gian hay thuê toàn thời gian.
Nếu cửa tiệm có quy mô nhỏ, bạn hoàn toàn có thể trở thành đầu bếp làm bánh của quán. Còn về nhân viên mức giá thuê dao động từ 8.000VNĐ – 20.000VNĐ/người.
Tạo và lên thực đơn bánh
Đây là bước bạn cần làm khi chuẩn bị mở cửa tiệm bán bánh kem. Bởi thực đơn đa dạng sẽ thu hút lượng khách lớn đến tiệm của bạn. Lời khuyên là bạn có thể tham gia khóa học về làm bánh kem uy tín để biết menu hoàn chỉnh nhất. Đồng thời có thể học hỏi kinh nghiệm kinh doanh từ những người đi trước để mở quán thuận lợi hơn.
Định giá bán
Khi đã lên thực đơn bánh, việc tiếp theo bạn cần làm đó là lên giá bán cho từng loại bánh kem. Dựa vào đối tượng, kích thước, độ tỉ mỉ của bánh bạn sẽ lên mức giá phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể định giá cho tiệm bánh của mình dựa vào:
- Định giá theo chi phí: Bạn chỉ cần tính toán chi phí của món ăn. Tiếp đó cộng thêm lợi nhuận bạn mong muốn.
- Định giá theo đối thủ cạnh tranh: Bạn hãy khảo sát các đối thủ, sau đó định giá tương tự hoặc định giá thấp hơn so với đối thủ bán trên thị trường.
Thiết kế và trang trí quán
Cách thu hút, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho khách hàng đó là không gian của quán. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo nhiều loại phong cách khác nhau để tạo nên không gian thu hút khách hàng như mong muốn.
Có 3 phong cách các tiệm bánh kem thường sử dụng:
- Không gian dễ thương: Với kiểu trang trí nhiều màu sắc, có gấu bông, thú nhồi, sao hoa,…
- Không gian theo kiểu châu Âu: Mang vẻ cổ kính, nhưng chi phí để làm tiệm bánh kiểu này khá lớn.
- Không gian mở quán cà phê bánh kem: Kiểu mô hình này được nhiều khách hàng lựa chọn bởi nó mang đến sự đa dạng về đồ uống, bánh kem dùng kèm.
Thiết kế, trang trí màu sắc cho quán là một trong những đáp án cho câu hỏi “Mở tiệm bánh kem cần những gì?”
Nhập máy móc thiết bị làm bánh
Về máy móc làm bánh kem, bạn cần sắm các loại dụng cụ, trang thiết bị đó là:
- Máy trộn bột: Đảm bảo bột trộn mịn, đều và đạt tiêu chuẩn. Mức giá từ 8.000.000 – 20.000.000VNĐ.
- Lò nướng: Dùng để nướng bánh, có mức giá từ 1.500.000VNĐ – 20.000.000VNĐ
- Tủ bánh kem: Đa dạng kích thước: 90cm, 1m2, 1m5, 1m8, và kiểu dáng: kính cong, kính vuông cho người dùng lựa chọn. Mức giá từ 20.000.000VNĐ – 40.000.000VNĐ
- Bàn ghế: Có nhiều loại, kiểu dáng, mức giá từ 1.000.000VNĐ – 10.000.000VNĐ tùy vào số lượng bàn ghế, chất liệu mà mức giá khác nhau.
- Chén, dĩa, muỗng, hộp đựng bánh, túi bóng,..: Chi phí từ 1.000.000VNĐ – 2.000.000VNĐ.
Thủ tục pháp lý
Mở cửa hàng bánh kem hay khi kinh doanh bất cứ loại sản phẩm nào bạn cũng cần có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Về giấy phép kinh doanh, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Giấy tờ pháp lý cá nhân với chủ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
- Bản sao ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho 1 thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
Về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bạn cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người sản xuất thực phẩm.
- Giấy xác nhận được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Chi phí làm các giấy tờ, thủ tục rơi vào 200.000VNĐ – 500.000VNĐ.
Chiến dịch Marketing
Khi đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức, vốn và bạn sẵn sàng “ra trận”, và khai trương là giai đoạn quan trọng nhất quyết định tiệm có đông khách hay không. Nếu thu hút lượng khách lớn ở thời điểm này, cùng với chất lượng bánh ngon, đồ uống đi kèm ngon, thái độ phục vụ tốt bạn sẽ duy trì lượng khách quen ổn định trong thời gian tới. Do đó, việc lên chiến dịch marketing là rất quan trọng.
Cụ thể, quy trình này bao gồm 2 phần: Quảng bá online, offline.
- Chương trình online: Ưu tiên khuyến mãi: mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1, giảm giá theo %, miễn phí hoặc tặng kèm nước uống, ưu đãi cho 100 khách đầu tiên,…
- Chương trình offline: Xây fanpage, lập website, chạy bài quảng cáo, livestream tiktok,… cùng thực đơn, giá cả, địa chỉ để nhiều người biết đến.
Tùy vào ngân sách mà bạn phân chia số tiền chạy quảng cáo trên các nền tảng. Thường chi phí chạy quảng cáo khoảng 20.000.000VNĐ
Tạm kết
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Mở tiệm bánh kem cần những gì?” Hy vọng rằng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc, từ đó có thể lên kế hoạch mở tiệm bánh kem thành công, thu hồi vốn nhanh và gia tăng lợi nhuận bền vững.
Cảm ơn bạn đọc theo dõi bài viết. Cùng đồng hành với Điện Máy Nguyên Khôi trong những bài viết tiếp theo để cập nhật nhiều kiến thức hay khác nhé!