3 Cách nấu cơm gạo lứt tại nhà ngon, dẻo thơm tại nhà
Hôm nay, Điện máy Nguyên Khôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cơm gạo lứt tại nhà, giúp giữ dáng, tốt cho sức khỏe. Cùng vào bếp để thực hiện ngay nhé!
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu
- 1 lon gạo lứt
- 1 bát nước
- Nồi cơm điện
Các bước thực hiện
Bước 1: Vo gạo rồi ngâm trong nước ấm 45 phút để hạt gạo hút nước nở mềm ra. Sau khi ngâm xong thì vo sạch lại với 2 lần nước
Bước 2: Cho gạo vào nồi cơm điện đổ nước vào theo tỷ lệ 1: 1 rồi cắm điện.
Bước 3: Bật công tắc nấu cơm, chờ 20 cơm chín nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm nóng. Đợi thêm 10 phút nữa là có cơm lứt dẻo ngon.
Thành phẩm
Cơm gạo lứt nấu bằng nồi cơm điện đơn giản, chỉ 30 phút có ngay cơm lút nóng. Hạt cơm dẻo tơi, ăn kèm với các món ăn khác sẽ mang đến cho bạn bữa ăn giàu dinh dưỡng.
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi gang
Nguyên liệu
- 1 bát gạo lứt
- 2 bát nước
- Nồi gang
Các bước thực hiện
Bước 1: Rửa sạch nồi gang với nước rửa chén rồi tráng lại bằng nước sạch.
Bước 2: Cho gạo lứt vào một bát tô lớn đổ nước vào ngâm 1 tiếng rồi cũng vo với nước sạch lại 2 – 3 lần.
Bước 3: Cho gạo lứt vào nồi gang rồi thêm 2 bát nước lạnh vào.
Bước 4: Bắc nồi gang lên bếp, bật lửa lớn đun sôi. Khi nước sôi dùng vá để đảo khuấy đều và đậy nắp vung lại, chỉnh lửa nhỏ liu riu để cơm cạn nước.
Bước 5: Ủ cơm gạo lứt tầm 10 phút, lửa nhỏ nhất có thể. Sau 10 phút bạn tắt bếp đi, để thêm 5 phút nữa là xong.
Thành phẩm
Cơm gạo lứt nấu bằng nồi gang rất dẻo tơi, khô bề mặt. Bên dưới đáy nồi có một chút cháy nhỏ ăn rất ngon.
Cách nấu cơm gạo lứt bằng tủ cơm
Nguyên liệu
- 10 kg gạo lứt
- 10 lít nước
- Tủ cơm 4 khay
Các bước thực hiện
Bước 1: Để khi nấu gạo lứt được mềm dẻo bạn nên ngâm gạo với nước lạnh 1 giờ rồi mới nấu.
Bước 2: Vo sạch lại gạo lứt đã ngâm với 2 – 3 lần nước rồi chia đều vào các khay cơm. Mỗi khay trung bình 2,5kg gạo lút.
Bước 3: Xếp các khay đựng gạo lứt vào trong tủ rồi khóa chặt lại
Bước 4: Cắm điện và điều chỉnh thời gian nấu 40 phút. Sau 40 phút bạn chờ thêm 10 phút nữa để áp suất tủ ổn định rồi mới lấy cơm gạo lứt ra ngoài.
Thành phẩm
Cơm gạo lứt nấu bằng tủ nấu cơm 4 khay chín dẻo. Hạt cơm màu nâu đỏ đẹp mắt, nở đều mà không hề khô bề mặt. Bạn có thể sử dụng tủ hấp cơm này và cách nấu này khi mở quán cơm để bán.
Mẹo nấu cơm gạo lứt ngon
Có thể thấy 3 cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện, nồi gang hay tủ cơm đều cho thành phẩm cơm chín mềm dẻo ngon. Cách nấu không quá khó, điều quan trọng là bạn phải ngâm gạo trước và căn chỉnh lượng nước chính xác. Sau đây là một số mẹo nấu cơm gạo
- Gạo lứt nên chọn nhưng hạt có lớp ngoài thô ráp, sáng bóng. Chỉ chọn loại còn nguyên hạt, không bị gãy và có mùi thơm đặc trưng. Tránh nhưng loại gạo cũ 2 năm, hạt mối mọt
- Khi nấu cơm gạo lứt, bạn BẮT BUỘC phải ngâm gạo lứt trước khi nấu cơm. Thời gian ngâm thông thường từ 45 – 60 phút là gạo sẽ nở mềm.
- Khi đong nước nấu cơm bạn nên cho nhiều nước hơn bình thường. Với nồi cơm điện (tỷ lệ 1: 1), nồi gang (tỷ lệ 2: 1), tủ hấp (tỷ lệ 1: 1).
Một số sai lầm khi nấu cơm gạo lứt
- Cơm bị khô: Trường hợp này là do bạn cho quá ít nước, không đúng theo tỷ lệ hoặc quên không ngâm gạo. Do đó, bạn cần phải ngâm gạo trước khi nấu và đong nước nhiều hơn so với nấu cơm gạo trắng thông thường.
- Cơm bị sống. Lý do cơm bị sống đa phần là do không ủ cơm sau khi nấu xong. Bạn nên ủ cơm gạo lứt sau khi nấu xong khoảng 10 – 15 phút để hạt cơm được nở đều.
Như vậy, bạn đã biết cách nấu cơm gạo lứt tại nhà rồi đúng không nào. Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công từ lần đầu tiên, đừng quên chia sẻ hình ảnh thành quả của bạn lên đây nhé.