Học ngay 2 cách gói bánh ú nước tro NGON “thần thánh”
Bánh ú nước tro được xem là 1 loại bánh truyền thống của người Việt, đặc biệt là được mọi người làm nhiều vào dịp Tết Đoan Ngọ. Bánh có hương vị đặc trưng, hấp dẫn với những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Hôm nay, cùng Điện Máy Nguyên Khôi vào bếp học ngay 2 cách gói bánh ú nước tro cực dễ nhé!
Hướng dẫn gói bánh ú nước tro chay
Để gói bánh ú nước tro chay bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu, dụng cụ như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo nếp (2 cân)
- Nước tro tàu (200ml)
- Lá tre
- Nước
Dụng cụ
- Bát đựng ngâm gạo
- Dây gói bánh
- Nồi luộc bánh
- Đĩa đựng bánh
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm gạo nếp vo nhiều lần đến khi nước ngâm thật trong, sau đó đổ nước vào sâm sấp mặt nếp ngâm khoảng 4 tiếng, cho thêm 200ml nước tro vào ngâm tiếp khoảng 20 tiếng.
- Tiếp đó, rửa sạch lá tre mang đi hấp khoảng 5 phút, sau đó để nguội, lấy khăn lau sạch 2 mặt lá tre. Điều này giúp bánh giữ lâu hơn.
Bước 2: Gói bánh
- Khi ngâm gạo nếp 24 tiếng xong, hãy vớt ra rồi để ráo nước.
- Sau đó, sử dụng lá tre gấp thành hình phễu rồi múc từng muỗng nếp cho vào.
- Tiếp đó, nén lại rồi gấp kín miệng bánh, gấp theo hình kim tự tháp, sau đó lấy dây gói bánh. Gói lần lượt từng cái cho đến khi hết gạo nếp.
Bước 3: Xếp bánh vào nồi để luộc
- Khi đã gói bánh xong, bạn hãy xếp bánh vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt bánh.
- Luộc bánh trong thời gian 5 tiếng để bánh trong và dẻo thơm.
Thành phẩm
Khi luộc xong bạn sẽ có món bánh tro thơm ngon. Bạn sẽ thấy màu tro sáng bóng, khi thưởng thức bạn cảm nhận vị dẻo ngọt của bánh, ngon mà không bị ngán.
Cách gói bánh ú nước tro cùng nhân đậu xanh
Với cách gói bánh ú nước tro kết hợp nhân đậu xanh bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu, dụng cụ như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạp nếp (500g)
- Đậu xanh (100g)
- Lá tre
- Nước tro tàu
- Nước
- Đường (30g)
- Muối (20g)
Lưu ý: Ngoài lá tre, bạn có thể sử dụng lá chuối, lá dong để gói bánh ú nước tro đều được.
Dụng cụ cần chuẩn bị
- Bát đựng ngâm gạo
- Thau đựng
- Dây gói bánh
- Nồi đun bánh
- Đĩa đựng bánh
- Muôi
- Chảo
Các bước thực hiện
Bước 1: Ngâm gạo nếp
- Đầu tiên, bạn hãy vo gạo đãi gạo nếp nhiều lần cho thật sạch, sau đó vớt ra cho vào thau.
- Tiếp theo, cho 1 lít nước, 500ml nước tro tàu vào thau, ngâm từ 20-22 tiếng.
- Khi ngâm gạo nếp với nước tro xong, bạn hãy xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch. Sau đó để gạo cho thật ráo nước.
Bước 2: Làm nhân đậu xanh
- Đậu xanh mang đi đãi sạch, ngâm vào nước từ 1-2 tiếng cho mềm.
- Tiếp đó, cho đỗ xanh vào nồi, cho thêm 1 ít nước lọc nấu khoảng nửa tiếng để đậu xanh được chín mềm.
- Khi đậu xanh còn nóng, bạn cho thêm 30g đường vào, dùng muôi gỗ khuấy đều để hạt đậu được tơi mịn ra. Hoặc có thể cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn đến khi hỗn hợp mịn.
- Sau đó, cho đậu xanh lên chảo, bật lửa nhỏ để mặt đỗ se khô lại.
- Cuối cùng tắt bếp, để đậu nguội và vo viên tròn.
Bước 3: Gói bánh
- Dùng lá tre/lá chuối đã chuẩn bị sẵn để gói bánh. Bạn gói thành hình phễu, sau đó cho 1 muỗng nếp ở dưới, cho nhân đậu xanh ở lớp giữa rồi thêm 1 muỗng nếp ở trên.
- Cuộn lá lại, dùng dậy buộc chặt.
- Gói lần lượt cho đến khi hết các nguyên liệu.
Bước 4: Luộc bánh
- Sau khi gói bánh xong, bạn xếp từng chiếc vào nồi để tiến hành luộc bánh.
- Đổ ngập nước và luộc trong thời gian là 3 tiếng. Nếu thấy nước gần cạn bạn chế thêm nước vào để nồi không bị hết nước.
- Sau 3 tiếng bạn hãy vớt bánh ra để ráo, có thể treo lên chỗ thoáng mát để bánh khô.
Thành phẩm
Cuối cùng là bạn đã có những chiếc bánh ú nước tro cùng nhân đậu xanh đẹp mắt, thơm ngon. Màu bánh sáng, đẹp mắt. Khi ăn bạn cảm nhận vị dẻo của bánh, mùi thơm của đậu xanh, kết hợp nước chấm mật mía bạn sẽ muốn ăn mãi, cảm giác ngon khõ cưỡng.
Bí quyết làm nước chấm mật mía ngon thần thánh
Món bánh ú nước tro thơm ngon không thể thiếu nước chấm mật mía gây nghiện. Dưới đây là nguyên liệu cần chuẩn bị và các bước làm nước chấm cực ngon.
Nguyên liệu cần chuẩn bị làm mật mía
- Đường đen (3 muỗng canh)
- Nước cốt dừa đặc (3 muỗng)
- Cà phê muối (1/2)
Dụng cụ cần chuẩn bị
- Nồi đun
- Thìa
- Bếp đun
Các bước thực hiện
- Bước 1: Bắc nồi lên bếp, cho đường đen, nước cốt dừa đã chuẩn bị vào rồi bật bếp đun. Lưu ý đun lửa nhỏ.
- Bước 2: Bạn đun cho đến khi các nguyên liệu tan vào nhau, sau đó cho cà phê muối vào để làm dịu vị ngọt của sốt. Tiếp đó, khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Tiếp tục nấu thêm 3 phút rồi tắt bếp. Cuối cùng là bạn đổ hỗn hợp ra bát.
Thành phẩm
Sốt mật mía sau khi chế có màu sóng sánh, cực đẹp, vị ngọt đậm đà, béo thơm, chấm cùng bánh ú tro cực ngon.
Lưu ý khi gói bánh ú nước tro và cách bảo quản chi tiết
Lưu ý trong cách gói bánh ú nước tro
- Nước tro tàu được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như dạng viên, dạng bột, dạng lỏng. Bạn có thể mua nước tro bán sẵn ngoài chợ để tiện cho việc làm bánh.
- Khi gói bánh, bạn có thể cho thêm hoặc bớt lượng đường phù hợp tùy vào khẩu vị của bạn.
- Khi luộc, nếu bạn thấy nước cạn cho thêm nước sôi vào, không nên cho nước lạnh vì gạo nếp sẽ bị sượng, ăn không ngon.
Cách bảo quản bánh ú nước tro ngon như vừa nấu
Với thời tiết nắng nóng bạn nên cho bánh tro vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn bạn cho ra hấp nóng lại, bánh thơm ngon như vừa làm xong.
Ngoài ra, bạn có thể luộc lại bánh, để ráo nước rồi cho vào túi sạch. Tiếp đó, cất vào ngăn đông để bảo quản. Với cách này bánh sẽ giữ được khoảng 10 ngày nhưng chất lượng sẽ giảm dần.
Để luộc lại bánh ú hay khi luộc mới số lượng nhiều, bạn có thể sử dụng nồi luộc bánh chưng điện đa năng, rất nhanh chóng, tiết kiệm điện, bánh vẫn giữ độ ngon
Kết luận
Món bánh tro ú nước cùng hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng sẽ là món ăn khiến bạn mê mẩn. Hy vọng với 2 cách gói bánh ú nước tro NGON “thần thánh” trên đây giúp bạn có thể thực hiện thành công khi làm món bánh này.
Cùng chia sẻ thành quả với chúng tôi nhé!